Duy trì hiệu suất tiêu hóa của đường ruột là mục tiêu của hầu hết của các chủ trại chăn nuôi gà. Để tiết kiệm thức ăn cho gà thì các biện pháp nhằm giúp cho gà có hệ tiêu hóa tốt và bổ sung vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa đã dần thay thế cho việc sử dụng kháng sinh.
Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng một chất phụ gia thức ăn chăn nuôi là Phytogenic (PFA- phytogenic feed additive) có thể giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa cho gà khá hiệu quả.
Phytogenic là hợp chất có nguồn gốc từ thực vật với các tính năng nổi trội như:
– Khả năng kháng khuẩn.
– Chống viêm.
– Kháng nấm.
Bên cạnh các tác dụng tích cực đối với đường tiêu hóa, chất phụ gia thức ăn chăn nuôi phytogenic còn có tác dụng:
– Cải thiện hiệu suất tăng trưởng.
– Tăng cường thành phần thân thịt.
Mục tiêu của bài viết là cung cấp cho độc giả thêm những cách làm mới, thông tin mới đa chiều hơn trong vấn đề tiết kiệm thức ăn cho gà, nhằm góp phần giúp độc giả hoàn thiện hơn góc nhìn về vấn đề này.
Cách 1: Tiết kiệm thức ăn cho gà bằng cách cải thiện khả năng hấp thu của đường ruột
Có nhiều cách để chúng ta có thể cải thiện khả năng hấp thu của đường ruột, trong đó bổ sung các chất phụ gia thức ăn cũng là một cách hay.
Các nghiên cứu tương tự gần đây đều khẳng định PFA có thể giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa cho gia cầm. ví dụ như nghiên cứu của Murugesan cho thấy PFA giúp cải thiện sức khỏe đường ruột bằng cách tăng cường các vi sinh vật có lợi trong đường ruột như lactobacillus, đồng thời giảm các vi sinh vật có hại như clostridium và coliform.
Phytogenic còn có tác dụng kích thích các dịch tiết của đường tiêu hóa như nước bọt, axit mật và các enzym tiêu hóa. Theo đó, một số nghiên cứu trong ngành chăn nuôi gà đã xác nhận khả năng tiêu hóa của các axit amin tại hồi tràng cao hơn bình thường đồng nghĩa với khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng của gia cầm cũng cao hơn. Kết quả được thể hiện trong bảng 1.
Tiêu hóa tốt kéo theo tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) cũng được cải thiện. Nhờ tiêu hóa protein hiệu quả hơn nên gà tăng trưởng cũng tốt hơn.
Cùng với việc nâng cao khả năng tiêu hóa của bữa ăn, các nghiên cứu cũng cho thấy lượng khí thải amoniac từ đàn gia cầm giảm đáng kể nhờ các protein trong thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn nhằm tiết kiệm thức ăn cho gà.
Cách 2: Tiết kiệm năng lượng cho sự tăng trưởng trong chăn nuôi gà.
Một con gà khỏe mạnh sẽ tăng trưởng tốt hơn một con gà bị bệnh là điều hiển nhiên ai cũng biết bởi khi gà bị bệnh, toàn bộ năng lượng nó có hầu hết sẽ giành cho việc phục hồi các tổn thương. Như vậy, giữ cho sức khỏe đàn gia cầm luôn ổn định cũng là một trong những chiến lược quan trọng trong việc tiết kiệm năng lượng từ đó góp phần tiết kiệm thức ăn cho gà.
Một số nghiên cứu còn cho thấy Phytogenic còn có tác dụng chống viêm và bảo vệ các tế bào ruột.
Viêm là một phản ứng tự bảo vệ bình thường của cơ thể trước các tác nhân hóa học, vi sinh vật truyền nhiễm hay các chất độc trong thức ăn. Gà bị viêm cận lâm sàng kéo dài sẽ dẫn đến hiệu suất chăn nuôi gà giảm rõ rệt do hầu hết năng lượng đều tập trung cho việc bảo vệ tế bào chứ không tập trung cho tăng trưởng hay sản xuất trứng.
Cách 3: Tối ưu hóa công thức thức ăn trong chăn nuôi gà.
Ngoài chăm sóc đường ruột và tiết kiệm năng lượng, điều chỉnh và tối ưu công thức thức ăn hợp lý như ví dụ dưới đây cũng là một cách làm mà chúng ta có thể tham khảo để tiết kiệm thức ăn cho gà.
Các chất PFA có thể hỗ trợ chức năng đường ruột và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) lên 1-3 điểm, trên mức trung bình. Các nhà chăn nuôi gà đang tìm kiếm nhiều cách thức khác nhau nhằm nâng cao hiệu suất tiêu hóa thức ăn và tiết kiệm thức ăn cho gà.
Tùy thuộc vào ngân sách và mục tiêu của từng trại, bạn cũng có thể thiết kế cho trại mình những công thức thức ăn phù hợp, hiệu quả.
Bốn kết quả chính được minh họa trong biểu đồ 2.
– Trường hợp 1 (khẩu phần bình thường) là gia cầm được cho ăn bình thường, không có thêm chất phụ gia thức ăn chăn nuôi.
– Trường hợp 2 (khẩu phần bình thường + chất phụ gia) là gia cầm được cho ăn theo khẩu phần có thêm chất phụ gia, chi phí có tăng lên đồng nghĩa với hiệu suất chăn nuôi cũng tăng lên.
– Trường hợp 3 (tiết kiệm chi phí và duy trì hiệu suất) là khẩu phần có sự tiết kiệm một số chất dinh dưỡng hơn so với bình thường nhằm giảm bớt chi phí trong việc chăn nuôi gà để thay vào đó là các thành phần mang tính chất kinh tế hơn như chất phụ gia.
– Trường hợp 4 (tăng hiệu suất, giữ nguyên chi phí), nghĩa là khẩu phần ăn có sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền hơn để duy trì chi phí thức ăn. Đồng thời tăng cường các chất phụ gia nhằm tăng hiệu suất tiêu hóa để tiết kiệm thức ăn cho gà.
Cách 4: Quản lý thức ăn của gà một cách chặt chẽ
Quản lý thức ăn cho gà là một phần rất quan trọng để tiết kiệm thức ăn cho gà bởi vì khồn phải thể trạng của gà lúc nào cũng tôt để tiêu thụ hết những gì mà chúng ta cho ăn, vì vậy cần phải theo dõi thời gian ăn tỷ lệ cám còn trong máng.
Đặc biệt cần tham chiếu tới các thông số khác như các thông số môi trường, nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng khí độc trong chuồng cùng với cac chỉ số sức khỏe của gà để đưa ra quyết định được chính xác.
Như vậy người nuôi cần chú trọng vào nhật ký chăn nuôi, vừa có thể giúp cho việc theo dõi lịch sử tăng trưởng vừa giúp cho việc truy xuất nguồn gốc được dễ dàng.
Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện một số sản phẩm phần mềm quản lý trang trại gia cầm nhằm giúp ích cho việc ghi chép nhật ký chăn nuôi được chính xác, dễ dàng theo dõi ngoài ra còn hoạch toán cả vụ nuôi một cách tự động. Phân tích các chỉ số FCR được dễ dàng.
Kết luận:
Như vậy, ta có thể tham khảo 4 cách thức trên để tiết kiệm thức ăn cho gà một cách hợp lý nhất:
– Tìm cách cải thiện khả năng hấp thu của đường ruột, chăm sóc đường ruột cẩn thận từ bé.
– Tiết kiệm năng lượng cho sự tăng trưởng.
– Tối ưu hóa công thức thức ăn sao cho chi phí vừa hợp lý mà lại vừa đạt được hiệu suất tiêu hóa cao.
– Tham khảo phần mềm quản lý trang trại gia cầm của HipoTech để quản lý trang trại hiệu quả hơn.
Chìa khóa để nâng cao lợi nhuận trong chăn nuôi gà chính là nâng cao năng suất vật nuôi và một trong những yếu tố góp phần vào thành công đó chính là tiết kiệm thức ăn cho gà.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp người chăn nuôi có thêm những góc nhìn, những thông tin đa chiều hơn trong vấn đề này, từ đó có thể tự điều chỉnh, rút kinh nghiệm sao cho phù hợp với trang trại của mình.