Xử lý nhớt bạt trong ao tôm

Nhớt bạt trong ao tôm khiến cho đáy ao trở thành nơi tích tụ vi khuẩn gây ra nhiều mui hôi thối là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về đường ruột và cũng là tác nhân gây ra các bệnh khác cho tôm.

Nhớt bạt trong ao tôm là gì?

Nhớt bạt là lớp màng hữu cơ nhầy, trơn trong đó thường bao gồm cộng đồng tảo đáy, vi khuẩn gây hại, rêu, thức ăn dư thừa, khoáng chất… tùy từng thời gian tích tụ mà có độ dày và trơn khác nhau và có mùi tanh hôi khó chịu.

nhớt bạt trong ao tôm

Nguyên nhân

Trong điều kiện nuôi thâm canh hoặc siêu thâm canh điều này sẽ thường xuyên xảy ra ở cuối mỗi vụ nuôi tuy nhiên với những ao nuôi được kiểm soát môi trường chưa tốt cũng dẫn đến nhầy nhớt bạt trong ao tôm chỉ sau vài ngày thả giống.

Khi ao tích tụ các chất cặn như thức ăn dư thừa, phân tôm, khoáng chất, tảo sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại, chuyên sống trong môi trường yếm khí phân bào một cách nhanh chóng và sẽ sử dụng các chất cặn bã làm giá thể, các chất hữu cơ làm thức ăn sau đó nhanh chóng gây ra hiện tượng nhầy nhớt bạt.

Chúng ta cần biết rằng khu vực tầng đáy ao lượng oxy hòa tan luôn thấp nhất so với các tầng nước khác do đó các lợi khuẩn được bổ sung từ các sản phẩm vi sinh thường không thể cạnh tranh được với các loại vi khuẩn có hại chuyên sống yếm khí vì vậy khi xảy ra hiện tượng nhầy nhớt bạt trong ao tôm thì rất khó để các sản phẩm vi sinh có thể xử lý tốt được.

Ảnh hưởng đến tôm khi đáy ao bị nhầy nhớt

Trong ao nuôi mỗi khi xảy ra tình trạng nhớt đáy ao từ quá sớm sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, và những ao như vậy thường sẽ không thể về đích được theo đúng thời gian kỳ vọng. Thậm chí nếu không kiếm soát tốt sẽ dẫn đến hủy hoại cả vụ mùa.

xả nước ao tôm
Xả nước xi phông từ bể nuôi tôm

Mùi nước ao tanh và hôi

Mỗi khi chúng ta đứng ở cuối gió, hoặc xuống ao vệ sinh thì sẽ cảm nhận được rõ ràng mùi của nước ao có mùi tanh hoặc nặng hơn nữa là hôi thì rất có thể đáy ao của chúng ta đang tồn tại những vấn đề nghiêm trọng, mặc dù nước ao tanh và hôi sẽ có thêm vài nguyên nhân như tôm bị phân trắng, ao có tảo tàn…

Để đảm bảo những nghi ngờ của chúng ta là chính xác thì nên có những bước kiểm tra kĩ lưỡng. Đối với những đáy ao trước khi bị nhầy nhớt thì ở khu vực xung quanh rốn ao thường tích tụ những chất cặn bã hôi thối. Nếu rơi vào tình huống này thì tôm sẽ bị đặt vào trạng thái báo động.

Bệnh phân trắng

Khi đáy bị nhớt bạt trong ao tôm khả năng đầu tiên sẽ bị đường ruột, nặng hơn đó chính là phân trắng bởi vì trong nước ao đặc biệt là đáy ao đang tích tụ rất nhiều vi khuẩn yếm khi có hại, vi khuẩn này là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng phân trắng cho tôm, khi mà thức ăn chăn nuôi tôm sẽ chìm, con tôm sẽ phải mò xuống đáy ao để săn mồi và nhiễm bệnh từ từ.

Nếu đáy áo bị nhầy nhớt nhiều thì các lợi khuẩn từ các sản phẩm vi sinh, hóa chất diệt khuẩn thường tỏ ra không hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tình phát triển.

Bệnh gan

Từ bệnh đường ruột như ta đã phân tích như trên sẽ tiếp tục ảnh hướng đến gan, đặc biệt là đang có hiện tường nhớt bạt trong ao tôm thì chúng ta phải nhanh chóng có các biện pháp xử lý kịp thời. Qua quan sát ta sẽ thấy gan tôm dần nhạt đi, không còn màu nâu đen như khi đang khỏe mạnh.

Nếu không xử lý kịp gan tôm sẽ tiếp tục chuyển sang màu vàng xanh, gan bị khuyết. Đây là cũng là bệnh mà rất nhiều người nuôi thiếu kinh nghiệm mắc phải nếu không phân biệt được rạch ròi giữa bệnh gan do ô nhiễm nước, ô nhiễm đáy ao (nhớt bạt trong ao tôm) với bệnh gan do khuẩn gan, virus gây nên.

Bệnh đen mang, phồng mang và cụt râu

Bệnh đen mang và phồng mang cũng có một vài nguyên nhân như vi khuẩn có hại, ao tôm thiếu oxy hòa tan, quá nhiều các chất lợn cợn có trong nước ao khiến cho tôm bị xưng mang hoặc phồng mang. Nhưng đối với những đáy ao bị tình trạng nhớt bạt trong ao tôm thì chúng ta sẽ thầy rằng đầu tiên sẽ có dấu hiệu xưng mang, phồng mang và cụt râu sau đó mang tôm sẽ bị ố dần theo thời gian và sau đó nặng nhất sẽ là đen mang. Người nuôi nên theo dõi để tìm ra dấu hiệu xử lý kịp thời.

Cách khắc phục

Trong công việc chăn nuôi nói chung, việc phòng bệnh quan trọng hơn việc chưa bệnh rất nhiều. Nếu chúng ra hiểu đúng về các trạng thái đáy ao thay đổi, chất lượng nước ảnh hưởng đến các bệnh của tôm và các tác nhân dẫn đến nhớt bạt trong ao tôm. Thì chúng ta sẽ có các phương án đề phòng từ ban đầu để giảm thiểu các rủi ro trong chăn nuôi.

ủ vi sinh
ủ vi sinh thứ cấp từ phi xanh để phục vụ nuôi tôm

Tuy nhiên diễn biến trong các ao nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh vô cùng phức tạp có những thứ từ yếu tố thời tiết, con người, sản phẩm thuốc… khiến cho chúng ta mất kiểm soát và dẫn đến sự cố thì hãy tham khảo các bước sau:

Không để ao phì dưỡng

Đây là điều ai nuôi tôm cũng hiểu những rất nhiều người lại không ngờ được rằng chính các hoạt động thường ngày tuởng chừng như đang rất tốt đối với ao tôm lại chính là tác nhân gây ra sự phì dưỡng và nhớt bạt trong ao tôm.

Kiểm soát thức ăn

Hãy để tôm trong ao ăn đúng với nhu cầu của chúng. Đặc biệt đối với loại tôm thẻ chân trắng rất háu ăn, chúng có thể ăn quá lượng thức ăn mà chúng cần. Điều này khiến cho những người nuôi thiếu kinh nghiệm lầm tưởng là tôm đang thiếu thức ăn, cứ thế tăng thêm nguy hiểm hơn là cho tôm ăn thêm cả bữa tối và đêm nước ao khi đó sẽ rất dễ bị mất kiểm soát và sinh ra nhớt bạt trong ao tôm.

Nếu một ngày bạn gặp phải bầy tôm ném bao nhiêu thức ăn xuống chúng cũng tiêu thụ hết thì chỉ trong khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày bạn sẽ thấy chúng ăn chậm lại, rồi ngày sau nữa bỏ ăn khi đó thực sự đã quá muộn.

Kiểm soát lượng khoáng chất bổ sung

Trong ao nuôi thâm canh và siêu thâm canh việc bổ sung các loại khoáng đa vi lượng là điều cần phải làm đặc biệt tại các môi trường nước không giàu kiềm và khoáng.

Việc không xác định được lượng khoáng chất còn thiếu hay đủ trong nước sẽ dẫn đến việc tạt xuống ao rất nhiều thứ khiến cho nhiều chất lợn cợn lắng tụ dưới đáy ao tạo nên nhớt bạt trong ao tôm. Người nuôi nên xác định đúng thông qua các kết quả quan trắc môi trường và quan sát vỏ tôm và màu vỏ tôm.

Ví dụ: Nhiều người nuôi thiếu kinh nghiệm thấy vỏ tôm không đẹp và cứng, nghĩ rằng thiếu khoáng sau đó tạt xuống rất nhiều khoáng đa, vi lượng trong suốt một thời gian mà tình hình không được cải thiện còn dẫn đến nhớt bạt trong ao tôm. Họ đã không biết rằng bầy tôm đó đang bị đường ruột không thể hấp thụ được vitamin và khoáng chất dẫn đến vỏ tôm không được cứng và bóng đẹp.

Lựa chọn vi sinh phù hợp

Vi sinh là sản phẩm có ích cho môi trường và đóng góp vào ngành nông nghiệp xanh  những để xác định sản phẩm vi sinh phù hợp với môi trường nuôi trong ao tôm vô cùng quan trọng để tránh tình trạng nhớt bạt trong ao tôm, việc xác định thế nào là vi sinh chất lượng, vi sinh đó hoạt động trong ao nuôi của chúng ta có đang hiệu quả không là vô cùng khó khăn.

Do đó người nuôi cần bổ sung thêm những kiến thức thực tiễn về vi sinh không nên hoàn toàn nghe các nhân viên bán hàng tư vấn. Cũng không nên hoàn toàn tin tưởng vào các phương tiện truyền thông nói về vi sinh, phương pháp nuôi biofloc, semi-floc…

Đầu tiên chúng ta hãy hiểu rằng các sản phẩm vi sinh đó chỉ góp phần vào việc cải thiện môi trường ao nuôi, chúng hoàn toàn không có tác dụng thần thánh như các quảng cáo. Sau đó chúng ta cần sinh khối chúng cho đúng các phương pháp để đảm bảo được mật độ sinh sôi của các lợi khuẩn trước khi tạt xuống ao điều này sẽ góp phần cải thiện được tình trạng nhớt bạt trong ao tôm.

Cách xác định được vi sinh có đang làm việc hiệu quả theo những người nuôi có kinh nghiệm thường sẽ là ngửi mùi ao, hoặc khi vệ sinh đáy ao ta cảm nhận mặc dù tạt một lượng đủ hoặc dư thừa so với liều lượng khuyên dùng vi sinh mỗi ngày mà vẫn còn mùi tanh hôi thì rất có thể vi sinh đó đang hoạt động không hiệu quả. Cần xem lại cách sinh khối hoặc thay đổi loại vi sinh cho phù hợp để tránh tình trạng nhớt bạt trong ao tôm.

Chà bạt và thay nước

Một phương pháp cần kết hợp với các phương pháp trên mà rất nhiều bà con nuôi tôm vẫn hay dùng để giảm tình trạng nhớt bạt trong ao tôm đó chính là sử dụng chổi để chà bạt, kết hợp với guồng quạt gom phân và các chất cặn dưới đáy ao ra đường ống xi-phông.

Sau đó tùy từng tình trạng chất lượng nước mà rút nước đang nuôi ra và thêm nước sạch mới vào sao cho phù hợp. Nên theo dõi màu nước và độ trong của nước để định mức thay nước cho hợp lý sẽ tránh được tình trạng nhớt bạt trong ao tôm.

Trong trường hợp nguy hiểm nhất thì việc chuyển tôm sang ao mới cũng là một giải pháp để giải quyết nhanh chóng vấn đề nhớt bạt trong ao tôm. Tuy nhiên việc này tốn kém và khá mất công sức.

Ghi chép nhất ký chăn nuôi

Việc ghi chép các hoạt động chăn nuôi sẽ theo dõi được rõ ràng vì sao ao nuôi dẫn đến các tình trạng như vậy, ví dụ như để biết được nguyên nhân nhớt bạt trong ao tôm chúng ta sẽ tìm lại nhật ký những bữa ăn, lượng thuốc, khoáng chất…và lịch sử thay nước để hiểu rõ và khắc phục.

Điều quan trọng là sẽ không bị mắc phải các sai lầm đó cho các ao khác và các vụ mùa sau. Đặc biệt nên sử dụng các phần mềm quản lý nuôi tôm  để dễ dàng ghi nhật ký, xem các báo cáo nhanh chóng dù ở bất kỳ nơi đâu nhằm đảm bảo ao nuôi luôn trong tình trạng tốt nhất.

Lời kết

Trên đây là những cách để chúng ta cùng tìm hiểu tình trạng nhớt bạt trong ao tôm, các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nhớt bạt trong ao tôm được chia sẻ bởi kinh nghiệm nuôi tôm nhiều năm từ tác giả và kinh nghiệm thu thập được từ các farm nuôi và những người trực tiếp nuôi tôm. Chúc bà con luôn có những vụ mùa thành công.

Hãy gửi những chia sẻ của bạn tới bài viết này qua email: hotro@farmgo.vn

 

 

Admin trang Phần mềm quản lý trang trại - FarmGo, chịu trách nhiệm về tất cả các nội dung trên website.

Hãy để FarmGo
đồng hành sản xuất cùng trang trại của bạn

Đăng ký miễn phí

Hotline 24/7

Facebook page

Xem các bài viết, sự kiện và các thông tin hoạt động và nhận trả lời các phản hồi nhanh nhất trên Facebook.

Kênh youtube

Hẫn dẫn chăn nuôi và hướng dẫn sử dụng phần mềm trên video giúp việc tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Chatbot 24/07

Tại cửa sổ chat ở góc bên phải phía dưới website chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.