Cách chọn tôm giống không phải ai cũng biết (tôm thẻ chân trắng)

Chọn tôm giống là điều cực kỳ quan trọng và mọi người trong ngành nuôi tôm thường nói với nhau rằng “Trong khi nuôi nếu có thứ gì không tốt thì có thể thay đổi được, còn thay đổi con giống tức là đã xong một vụ mùa”. Nói như vậy để chúng ta biết rằng việc có được con giống tốt thì vụ mùa của chúng ta sẽ thuận lợi thế nào. Vậy làm thế nào để có thể chọn con giống tốt?  FarmSolution xin được chia sẻ một vài cách sau:

Chọn thương hiệu uy tín

Đối với những người mới bước vào nghề thì việc chọn tôm giống thế nào, và nên tin dùng thương hiệu gì thì chúng ta hay thường hỏi những người thân quen trong nghề hoặc hỏi những ai đang nuôi tôm thành công. Nếu như điều đó vẫn không thể làm bạn tin tưởng hơn thì hãy cứ hỏi những ai trong ngành nuôi tôm xem thương hiệu tôm nào đang tốt nhất thì chúng ta chọn. Vì chúng ta phải hiểu rằng điều gì đã làm nên thương hiệu của họ trong suốt bao nhiêu năm qua. Đừng vì ham rẻ mà chọn những tôm giống thương hiệu yếu để rồi ảnh hưởng đến cả vụ mùa.

Quan sát tôm giống khi nhận tôm tại trang trại

  • Nếu nhận tôm giống vào ban đêm thì đưa túi tôm lên trước bóng đèn, nếu ban ngày thì dơ lên chỗ sáng đề quan sát
  • Tôm giống phải có kích thước đồng đều, gan tôm màu vàng đậm hoặc màu nâu.
  • Không bị chết hoặc có dấu hiệu tha nhau trong quá trình vận chuyển
  • Tôm linh hoạt, bơi nhanh khi có tác động
  • Lấy một túi tôm giống đổ ra vợt cho ráo nước, rồi lại đổ tôm ra chậu nước của ao chuẩn bị thả quan sát nếu tôm nhanh nhẹn bơi xung quanh chậu thì tốt, nếu tôm yếu lờ đờ hoặc ngớp lên mặt nước theo biểu hiện của sốc thì nên trả lại.
  • Tiếp tục lấy tay khuấy tại chậu tôm, sao cho nước quay vòng rồi rút tay ra quan sát nếu tôm bết ở giữa chậu mà không bung được ra thì là tôm yếu (có thể do vận chuyển). Đợi vài chục giây hoặc 1 phút mà vẫn không thể bung ra được hết thì tôm yếu nếu thả sẽ bị hao hụt rất nhiều.

Phương pháp gây sốc

Phương pháp này đánh giá khả năng chịu đựng và tình trạng sức khỏe của tôm giống.

  1. Sốc nước ngọt

Lấy mẫu khoảng 100-200 con tôm post, nếu nước trong bể ương tôm có độ mặn trên 20‰, thì pha nước mặn và nước ngọt với tỉ lệ 1:1, nếu độ mặn nước bể ương thấp hơn 20‰ có thể cho tôm vào thẳng trong môi trường nước ngọt. Sau 2 giờ, nếu tỷ lệ tôm chết dưới 5% là đàn tôm tốt.

2. Gây sốc formol

Lấy khoảng 10 lít nước trong bể ương tôm, pha dung dịch Formol nồng độ 200 ppm (2cc/10 lít nước), cho vào khoảng 100 tôm post. Sau 2 giờ, nếu tôm chết không quá 5% thì đàn tôm đạt yêu cầu.

3. Phương pháp PCR

Phương pháp này đánh giá được đàn tôm có nhiễm hay không nhiễm một số bệnh virus như đầu vàng (YHV), đốm trắng (WSSV), (MBV)…

Được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm bệnh thủy sản. Trước khi chọn mua con giống, người nuôi cần lấy mẫu gởi xét nghiệm.

Trên đây là những cách đơn giản và phổ biến nhất khi chọn tôm giống, nếu như nhìn bằng mắt thường đã thấy không đạt tiêu chuẩn chúng ta nên trả lại nhà cung cấp vì cố nhận thì sẽ mang theo rủi ro rất cao cho cả vụ mùa. T

Admin trang Phần mềm quản lý trang trại - FarmGo, chịu trách nhiệm về tất cả các nội dung trên website.

Hãy để FarmGo
đồng hành sản xuất cùng trang trại của bạn

Đăng ký miễn phí

Hotline 24/7

Facebook page

Xem các bài viết, sự kiện và các thông tin hoạt động và nhận trả lời các phản hồi nhanh nhất trên Facebook.

Kênh youtube

Hẫn dẫn chăn nuôi và hướng dẫn sử dụng phần mềm trên video giúp việc tiếp cận nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Chatbot 24/07

Tại cửa sổ chat ở góc bên phải phía dưới website chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.